Sau một vài năm sử dụng chúng ta cảm thấy chiếc laptop của mình chậm hơn rất nhiều, nguyên nhân có rất nhiều thường là do ổ cứng HDD sau nhiều năm hoạt động các bộ phận cơ học bị thoái hóa tốc độ quay không còn được như ban đầu, cũng có thể là công nghệ phát triển mạnh các phần mềm ứng dụng khi hoạt động sẽ cần nhiều tài nguyên hơn…
Nhiều người thường nghĩ rằng khi nâng cấp ram sẽ làm cho laptop chạy nhanh hơn mượt mà hơn, nhưng thực chất việc tăng thêm dung lượng ram cho laptop chỉ giúp cho việc chạy đa tác vụ trở nên hiệu quả hơn.
Để tăng tốc độ xử lý tổng thể của máy phụ thuộc khá nhiều vào loại ổ cứng mà laptop của bạn đang sử dụng. Chúng ta đã được nghe nhiều về ổ cứng HDD và SSD nhưng không phải ai cũng biết được sự khác nhau giữa hai loại ổ cứng này. Bài viết sau sẽ giúp các bạn có các nhìn chính xác hơn về hai loại ổ cứng này.
1. Ổ cứng HDD là gì?
HDD là ổ cứng dạng cơ, dữ liệu được ghi trên bề mặt các phiến đĩa tròn làm bằng vật liệu từ tính như nhôm hoặc gốm, trung tâm đĩa là động cơ quay để đọc ghi dữ liệu. Trên một đĩa từ gồm các vòng tròn đồng tâm gọi là rãnh từ (track), các vòng tròn được chia thành các cung tròn nhỏ hướng tâm gọi là cung từ (sector). Dữ liệu được lưu trữ thành các đơn vị gồm một hoặc nhiều cung từ gọi liên cung (Cluster).
2. Ổ cứng SSD là gì?
SSD là ổ cứng dạng thể rắn ra đời sau và khắc phục được hầu hết các vấn đề tồn tại trên ổ cứng HDD, cải thiện rõ rệt về tốc độ, nhiệt độ, điện năng tiêu thụ. Dữ liệu được lưu trữ trên các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau nên dù có bị phân mảnh như trên ổ cứng HDD thì tốc độ đọc ghi dữ liệu không bị ảnh hưởng, khi cần tìm dữ liệu việc truy xuất diễn ra ngay không có độ trễ.
Tham khảo ngay: Cách sử dụng laptop để ổ cứng bền bỉ
3. Tại sao phải nâng cấp ổ cứng SSD
Từ những ưu điểm vượt trội của ổ cứng SSD có thể thấy những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho người dùng nhất là đối với những người thường làm việc trên máy tính.
Rút ngắn thời gian khi khởi động máy (khởi động hệ điều hành) và tắt máy.
Tốc độ truy xuất (đọc/ghi) dữ liệu nhanh kể cả khi phân mảnh, đảm bảo hiệu suất tốt khi làm việc cũng như giải trí.
Nhiệt lượng tỏa ra ít, tiết kiệm điện năng và không gây ra tiếng ồn khi hoạt động.
Có cấu tạo và thiết kế gọn nhẹ hơn rất nhiều đối với loại ổ cứng HDD.
Độ bền và độ ổn định cao, khả năng chống sốc tốt ít bị ảnh hưởng khi va chạm tuổi thọ trung bình hơn 10 năm.
4. Thời điểm thích hợp để nâng cấp ổ cứng SSD
Bạn vô tình làm rơi máy hỏng ổ cứng, mất dữ liệu, máy không thể khởi động vào windows.
Ổ cứng laptop HDD sử dụng lâu năm, bắt đầu có hiện tượng kêu rít và nhanh nóng hơn so với trước đó.
Máy tính báo lỗi: “Non-system disk or disk error…” không khởi động được windows
Máy tính báo lỗi ổ cứng Bad sector, có hiện tượng giật lag khi chạy, khởi động máy rất lâu.
Bạn muốn tăng tốc máy tính khởi động và truy xuất dữ liệu nhanh hơn.
5. Các loại ổ cứng SSD phổ biến thường dùng
Ngày nay ổ cứng dạng SSD đã phổ biến hơn nhưng không thể thay thế hoàn toàn được HDD vì nhiều lí do khác nhau nên để thuận tiện cho việc nâng cấp của người dùng ổ cứng SSD được thiết kế tương tự như ổ HDD. Ngoài ra ổ cứng SSD còn có thêm 2 loại là mSATA và m2-SATA.
mSATA có kích thước khá nhỏ chỉ bằng 1/8 loại SSD 2.5 inch, sử dụng phổ biến trên các dòng Ultrabook mỏng nhẹ, hoặc được sử dụng trên các dòng laptop cấu hình cao như workstation, Gaming… Loại ổ này kết nối qua cổng mSATA (mini SaTa đây là cổng thu hẹp của SATA). mSATA có hai phiên bản là m50 và m30 tương ứng với chiều dài của nó.
m2-SATA chủ yếu chia làm 2 loại: 3 chân (M-key và B-key) hoặc 2 chân (M-key). Cả hai loại SSD chuẩn SATA hay m2-PCIe đều có thể cắm chung cổng m2-SATA trên các máy laptop, tùy thuộc máy hỗ trợ loại nào thì sử dụng loại đó.
SSD m2-SATA là một dạng mới của ổ cứng SSD m2-SATA là chuẩn kết nối cho các loại SSD thế hệ mới. Nếu các loại SSD thông thường trước đó bị giới hạn ở tốc độ truyền tải ở mức 550MB/s thì SSD chuẩn m2-SATA có tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần. SSD m2-SATA còn được gọi là NGFF có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh chóng, được sử dụng rộng rãi như một lựa chọn tối ưu nhất cho cac bo mạch chủ hiện nay.